Các loại ống kính máy ảnh và nên lựa chọn loại nào?

Nếu bạn muốn bước chân vào con đường học nhiếp ảnh chuyên nghiệp, bạn cần tìm hiểu về các loại ống kính máy ảnh để trang bị cho mình những trang bị cần thiết và phù hợp nhất. Vậy, có các loại ống kính máy ảnh nào và nên lựa chọn loại nào? Huy Hoang Digital sẽ trả lời cho bạn trong bài viết dưới đây.

Các loại ống kính máy ảnh thông dụng

Ống kính zoom (Lens zoom)

Ống kính zoom là loại ống kính có thể phóng to lên để cho hình ảnh trở nên lớn hơn. Ống kính zoom được cấu tạo từ nhiều bộ thấu kính ghép lại với nhau và có khả năng thay đổi tiêu cự, ngược lại với loại ống kính fixed (hay prime) lại là loại ống kính có tiêu cự cố định.

Ống kính zoom có thể thay đổi tiêu cự bằng các nút chức năng hoặc ở một số loại máy ảnh bạn xoay chuyển vòng cao su ở trên thân ống kính để thay đổi tiêu cự.

Ống kính zoom được cấu tạo từ nhiều bộ thấu kính ghép lại với nhau

Ống kính zoom được cấu tạo từ nhiều bộ thấu kính ghép lại với nhau

Những ống kính có khả năng zoom thường được phân biệt bằng 2 chỉ số tiêu cự (đơn vị tính bằng mm) in ở trên thân ống hoặc ở trong tên gọi sản phẩm. Ví dụ như: Canon EF-S 55-250mm/f4-5.6 IS, Nikkor AF-S 70-300mm/f4.5-5.6G VR,......

Với lens zoom, người chụp có thể zoom ở rất nhiều dải tiêu cự từ 18mm đến 300mm. Một chiếc lens zoom phổ biến như Canon EF 24-70mm f 2.8 L có thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu thông thường như chụp ảnh phong cảnh, chân dung, thể thao hay tĩnh vật.

Ngoài việc ứng dụng trong chụp ảnh, ống kính zoom còn được dùng như một kính viễn vọng có thể thay đổi về độ phóng đại, hay dùng để phát tia laser có thể thay đổi khoảng cách xa gần trên cùng một diện tích.

Xem ngay: Mua ống kính máy ảnh chọn loại nào? Top 3 điều cần lưu ý khi mua ống kính máy ảnh

Ống kính góc rộng (wide-angle lens)

Thông thường tiêu cự của ống kính tiêu chuẩn là 50mm, đây là tiêu cự cho góc ảnh giống nhất với khả năng thu nhận không gian hình ảnh của đôi mắt con người. Ống kính được gọi là ống kính góc rộng khi có chiều dài tiêu cự nhỏ hơn so với tiêu cự chuẩn là 50mm. 

Ống kính góc rộng có chiều dài tiêu cự nhỏ hơn so với tiêu cự chuẩn là 50mm.

Ống kính góc rộng có chiều dài tiêu cự nhỏ hơn so với tiêu cự chuẩn là 50mm.

Lens góc rộng có khả năng mở rộng góc nhìn cho hình ảnh bao quát cả không gian lớn trong một khung hình, một bức tranh. Loại ống kính này rất phù hợp để chụp phong cảnh, ảnh nội thất,... vì bạn không cần phải di chuyển nhưng vẫn có một cái nhìn rất toàn cảnh trong tấm hình.

Ngoài ra ống kính này còn dùng để nhấn mạnh sự khác biệt về khoảng cách giữa chủ thể và hậu cảnh, vì đối tượng chụp càng gần thì máy sẽ có kích thước càng lớn ngược lại.

Các lens góc rộng được chia thành 3 loại chính: Góc rộng, góc siêu rộng và góc cực siêu rộng. Ống kính góc rộng cũng có dạng tiêu cự cố định và loại zoom có thể thay đổi được chiều dài tiêu cự.

Xem ngay: Top 5 chiếc ống kính chụp ảnh cưới chuyên nghiệp mà bạn nên biết

Ống kính Prime (Lens Prime hay Lens Fixed) 

Ống kính prime là loại ống kính có tiêu cự cố định và không thay đổi được. Điều này có nghĩa là nếu bạn muốn chụp xa hoặc gần chủ thể bạn bắt buộc phải di chuyển ra xa hoặc gần lại. Vì vậy loại ống kính này ít khi được sử dụng so với ống kính zoom và thường dùng để chụp tĩnh vật hoặc chân dung. 

Ống kính prime là loại ống kính có tiêu cự cố định và không thay đổi được

Ống kính prime là loại ống kính có tiêu cự cố định và không thay đổi được

Ống kính prime có đặc điểm là giá rẻ hơn ống kính zoom, chất lượng quang học tốt, gọn nhẹ hơn,... và có dải tiêu cự thường thấy ở lens prime cố định ở các mức như 20mm, 24mm, 28mm, 35mm, 50mm, 85mm, 105mm, 200mm, 300mm, 400mm, 600mm,…

Xem ngay: Cách setup đèn chụp sản phẩm “đúng chuẩn” photographer!

Ống kính Telephoto (Lens Tele)

Ống kính tele là loại ống kính được thiết kế để chụp các vật thể ở xa trong lĩnh vực nhiếp ảnh thể thao, động vật hoang dã hoặc bất kỳ trường hợp nào mà người chụp không thể đến gần để tiếp cận đối tượng được chụp.

Ống kính tele là loại ống kính được thiết kế để chụp các vật thể ở xa

Ống kính tele là loại ống kính được thiết kế để chụp các vật thể ở xa

Ống kính telephoto có cả hai loại ống Zoom và Fix. Những ống fix có độ dài tiêu cự cố định cho chất lượng hình ảnh tốt hơn nhưng không linh hoạt được như ống zoom có thể thay đổi tiêu cự.

Tiêu cự ống tele thường nhỏ nhất là ở 85mm và kéo dài lên đến trên 800mm. Độ dài tiêu cự càng lớn thì bạn có thể chụp được hình ảnh ở xa hơn nhưng lớn và nặng hơn, giá ống kính cũng sẽ đắt hơn.

Ống kính tele thường được phân chia ra làm 3 loại:

  • Ống kính telephoto ngắn (85mm-135mm)

  • Ống kính telephoto trung bình (135mm- 300mm)

  • Ống kính super telephoto (Trên 300mm)

Các tiêu chí cần lưu ý khi mua ống kính máy ảnh

Trước khi mua ống kính bạn cần lưu ý về một số tiêu chí như khẩu độ, tiêu cự, khả năng chống rung và giá thành để chọn được một chiếc ống kính phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Khẩu độ

Khẩu độ là độ mở của ống kính, qua đó giúp ánh sáng đi vào bên trong thân máy. Khẩu độ của ống kính được kí hiệu bằng chữ "f"(chỉ số "f" càng nhỏ thì khẩu độ càng lớn, ánh sáng đi qua ống kính càng nhiều)

Chỉ số "f" càng nhỏ thì khẩu độ càng lớn

Chỉ số "f" càng nhỏ thì khẩu độ càng lớn

Khẩu độ quyết định đến giá thành của ống kính, với cùng một nhà sản xuất, cùng một loại ống kính, cùng tiêu cự nhưng khẩu độ khác biệt thì giá cả của ống kính cũng chênh lệch nhau rất nhiều.

Tiêu cự

Tiêu cự là khoảng cách tính từ tâm ống kính đến cảm biến hình ảnh, biểu thị mức độ phóng đại mà ống kính có thể đạt được. Tiêu cự càng dài thì cho độ phóng đại càng lớn và ngược lại. Tất cả các ống kính đều có ghi tiêu cự trên thân ống kính và đó cũng là tên gọi của các ống kính đó luôn.

Tiêu cự biểu thị mức độ phóng đại mà ống kính có thể đạt được

Tiêu cự biểu thị mức độ phóng đại mà ống kính có thể đạt được

Khả năng chống rung ảnh

Nhiều máy ảnh mirrorless có chức năng chống rung ảnh được tích hợp vào thân máy để giúp loại bỏ được hiện tượng rung máy, tuy nhiên với máy ảnh DSLR thì thường không được tích hợp và bạn cần phải mua ống kính chống rung ảnh rời bên ngoài.

Các nhà sản xuất sẽ có kí hiệu khác nhau cho tính năng này như Canon là IS (Image Stabilization-Ổn định hình ảnh), Sony là OSS (Optical Steady Shot-Chụp ổn định quang học), Nikon là VR (Vibration Reduction-Giảm rung). 

Tính năng chống rung ảnh đem lại những bức ảnh sắc nét

Tính năng chống rung ảnh đem lại những bức ảnh sắc nét

Tính năng chống rung ảnh không thực sự cần thiết lắm khi chụp ảnh tĩnh vì trong trường hợp này chụp ở tốc độ màn trập nhanh cũng sẽ giữ được cho bức ảnh đẹp và sắc nét. 

Tuy nhiên, khi chụp trong điều kiện ánh sáng yếu ở tốc độ màn trập chậm, quay video hoặc sử dụng ống kính tiêu cự rất dài, chức năng chống rung ảnh lại rất rất quan trọng. Tính năng này phổ biến trên ống kính zoom và ít hơn trên ống fix có khẩu độ rộng có thể cho phép bạn chụp với tốc độ màn trập nhanh hơn.

Xem ngay: CÁC MẪU BẢNG ĐÈN LED DI ĐỘNG CHẤT LƯỢNG NHẤT HIỆN NAY

Thông tin liên hệ: 

Email: huyhoangdigital.com@gmail.com

Hotline 1: 0961 207 777

Hotline 2: 0931 668 679

Hotline 3: 0902 438 777

 
Tin mới cập nhật
Sự khác nhau giữa ảnh raw và jpeg là gì?
Sự khác nhau giữa ảnh raw và jpeg là gì?
 Sau khi chụp, sản phẩm ảnh có thể được định dạng dưới file ảnh raw và jpeg. Vậy ảnh nào có chất lượng tốt hơn? Hãy cùng Huy Hoàng Digital tìm hiểu về chúng thông qua bài viết dưới đây ngay nhé!
Bật mí những kỹ thuật nhiếp ảnh tối giản cho người mới bắt đầu
Bật mí những kỹ thuật nhiếp ảnh tối giản cho người mới bắt đầu
Phong cách nhiếp ảnh tối giản được khá nhiều người theo đuổi bởi vẻ đẹp hiện đại nhưng vô cùng thời thượng.Hãy cùng Huy Hoàng Digital tìm hiểu ngay về ảnh phong cách tối giản thông qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu những thiết bị cần có khi setup phòng chụp ảnh
Tìm hiểu những thiết bị cần có khi setup phòng chụp ảnh
Nếu bạn đang muốn setup phòng chụp ảnh đẹp và chuyên nghiệp cho phòng studio mà chưa biết bắt đầu từ đâu. Hãy cùng Huy Hoàng Digital tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây ngay nhé!
Hướng dẫn cài tiếng việt cho máy ảnh canon đơn giản nhất
Hướng dẫn cài tiếng việt cho máy ảnh canon đơn giản nhất
Việc cài tiếng việt cho máy ảnh canon thường khá đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà. Hãy cùng Huy Hoàng Digital tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc về vấn đề này trong bài viết dưới đây ngay nhé!
Bật mí cách chụp cận cảnh rõ nét và đẹp mắt bạn cần biết
Bật mí cách chụp cận cảnh rõ nét và đẹp mắt bạn cần biết
Chụp cận cảnh hay chụp ảnh macro từ lâu không còn xa lạ những cần phải làm đúng kỹ thuật để có được bức ảnh đẹp. Hãy cùng Huy Hoàng Digital tìm hiểu các lưu ý khi chụp ảnh cận cảnh về thông qua bài viết dưới đây nhé!
Đóng
icon-zalo