Những ngày thành phố oằn mình dưới cơn đại dịch

Đã hơn 1 tháng TP.HCM giãn cách xã hội, cũng là khoảng thời gian thành phố mang trong mình đầy vết thương do đại dịch Covid-19 gây ra. Đây không phải lần đầu tiên thành phố giãn cách nhưng có lẽ đây là đợt giãn cách lâu nhất, nặng nề nhất và hiện vẫn đang diễn biến phức tạp, rất cần sự chung tay, “hợp đồng tác chiến” của toàn xã hội để chiến thắng dịch bệnh. Huy Hoàng Digital tin rằng Sài Gòn chắc chắn sẽ chiến thắc đại dịch.

Sài Gòn oằn mình chống lại đại dịch (Nguồn ảnh: Vietnamnet)

Xem thêm: Bỏ túi ngay những kinh nghiệm chọn lựa túi máy ảnh đeo chéo sau!

Sài Gòn “đổ bệnh”

Khác với không khí nhộn nhịp, sôi động mà mọi người vẫn thường hay nhắc đến khi nói về Sài Gòn, “một thành phố không bao giờ ngủ”. Vậy mà cũng có lúc thành phố ấy vắng lặng đến lạ thường. Chẳng còn những cảnh kẹt xe đặc trưng hay những buổi tụ tập, “tám” chuyện của người dân ở công viên, các tụ điểm vui chơi đông đúc như chợ Bến Thành, phố tây Bùi Viện… Thay vào đó là những con đường lác đác chỉ vài bóng người, khắp các công viên, quảng trường đều bị căng dây phong tỏa, những tiếng xe cứu thương đưa người đi cách ly vội vã đến đau lòng…

Càng buồn hơn khi trong những group chat với bạn bè hay các hội nhóm trên mạng xã hội, liên tục cập nhật hình ảnh nhiều khu vực phong tỏa, thông báo số ca mắc mới Covid-19 gia tăng mỗi ngày vào 3 khung giờ quen thuộc… Tất cả khiến mỗi người trong chúng ta cảm nhận sâu sắc rằng: Sài Gòn đang “đổ bệnh”.
Sài Gòn “đổ bệnh” không ít người dân lao đao, nhất là những người lao động chân tay, cố gắng mưu sinh hàng ngày để lo từng bữa ăn thì biện pháp giãn cách xã hội càng khiến cuộc sống của họ khổ càng thêm khổ.

Thành phố vắng vẻ những ngày giãn cách xã hội

Cùng thành phố vượt qua đại dịch

Thực hiện Chỉ thị 16, cách ly toàn thành phố, hàng quán mang về đóng cửa, quán trà sữa thân quen cũng phải đóng cửa, những món ăn ưa thích trước đây có thể đặt mang về, nhưng bây giờ cũng không thể.

Thành phố vắng hoe, vắng hơn cả Tết... Vì Tết mọi người còn ra đường chúc Tết, chơi Xuân, bây giờ vắng hơn bao giờ hết. Thỉnh thoảng 1 tiếng còi cấp cứu hoặc cứu hỏa hốt hoảng đi ngang qua rồi để lại 1 khoảng không vắng lặng. Không còn tiếng người gọi nhau í ới, hàng quán đông đúc thường ngày.

Những ngày này, thay vì nằm 1 chỗ ủ dột, u buồn vì không thể ra ngoài, có 1 cuộc sống bình thường như trước đây. Hãy biết ơn vì ta vẫn còn an toàn, chưa bị nhiễm bệnh. Hãy biết ơn vì ngoài kia, có biết bao người đang gồng mình chiến đấu vì ta. Hãy biết ơn bác sĩ, chị hộ lý, anh quân nhân, anh lao công, chị nhân viên siêu thị,... Mỗi người bọn họ đều là 1 người chiến sĩ giữa thời bình này.

Hãy biết ơn khoảng thời gian này, thay vì người lớn lao ra ngoài kiếm tiền, con cái phải đến trường, thì cả gia đình được bên nhau nhiều hơn, ăn cơm và gắn bó cùng nhau nhiều hơn.
Thiết nghĩ, trong cơn hoạn nạn mới nhận rõ giá trị của tình người và hơn nữa là nét đẹp và sức mạnh của một dân tộc, một nền văn hóa truyền thống lâu đời. Nét đẹp và sức mạnh ấy được “Bộ đội Cụ Hồ” phát huy và làm lan tỏa ở những thời điểm khó khăn nhất; họ đã đặt lợi ích của cộng đồng lên trên quyền lợi của riêng mình, sẵn sàng nhường cơm, sẻ áo khi người dân gặp khó khăn. Truyền thống, đạo lý của dân tộc “thương người như thể thương thân” một lần nữa lại được những chiến sĩ làm sáng lên, thật ấm áp, gần gũi trong lòng Nhân dân.

Xem thêm: Phụ kiện cho Gopro - chìa khóa giúp nắm bắt mọi khoảnh khắc

Sài Gòn chắc chắn sẽ vượt qua đại dịch 

Sài Gòn mau hết bệnh nhé!

Sài Gòn bỗng nhiên “đổ bệnh”, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống - kinh tế của hàng triệu con người đang sinh sống, học tập và làm việc tại đây. Dù gian khó là thế nhưng tất cả mọi người đều đồng lòng, tuân thủ nghiêm khuyến cáo “5K” của Bộ Y tế. Và rồi những dòng chữ “Sài Gòn ơi! cố lên”, “Sài Gòn sớm vượt qua nhé!”, “Sài Gòn mau hết bệnh nhé!” hay “Sài Gòn dễ thương, kiên cường chống dịch” tràn ngập trên mạng xã hội, được người dân truyền tay nhau càng tiếp thêm sức mạnh to lớn cho công tác phòng chống dịch Covid-19. Giữa bộn bề những vất vả, lo toan của nhiệm vụ phòng chống dịch, thấy sáng lên tình người, tình đời, tình quân-dân, sự lạc quan, tin tưởng của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng góp phần quan trọng vào nhiệm vụ ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh ở nước ta. Chắc chắn với sự quyết tâm khống chế dịch của chính quyền các cấp, sự nỗ lực của đội ngũ y, bác sĩ và cán bộ, cùng sự đồng lòng của người dân thành phố, sớm thôi Sài Gòn sẽ chiến thắng đại dịch!

Huy Hoàng Digital cầu mong mọi người đều được mạnh khỏe và bình an, và chúng ta sẽ sớm vượt qua cơn bão này và được trở lại trạng thái bình thường.

Tin mới cập nhật
Độ sâu trường ảnh là gì? Cách tính độ sâu trường ảnh dof
Độ sâu trường ảnh là gì? Cách tính độ sâu trường ảnh dof
Độ sâu trường ảnh (DOF) là gì? Huy Hoàng Digital hướng dẫn bạn cách tính DOF dễ hiểu, ứng dụng chụp ảnh sắc nét, làm nổi bật chủ thể chuyên nghiệp.
Tam giác phơi sáng? Tầm quan trọng trong nhiếp ảnh hiện đại
Tam giác phơi sáng? Tầm quan trọng trong nhiếp ảnh hiện đại
Tam giác phơi sáng là gì? Huy Hoàng Digital giúp bạn hiểu rõ ISO, khẩu độ, tốc độ màn trập để làm chủ ánh sáng và nâng tầm ảnh chụp chuyên nghiệp. 
5 Công thức chỉnh màu vintage nhất định phải biết
5 Công thức chỉnh màu vintage nhất định phải biết
Khám phá 5 công thức chỉnh màu vintage đẹp mê ly, dễ áp dụng cho mọi thể loại ảnh. Tăng cảm xúc, đậm chất hoài cổ chỉ trong vài bước đơn giản!
Hậu kỳ ảnh là gì? Những lưu ý cần thiết trong quá trình xử lý hậu kỳ
Hậu kỳ ảnh là gì? Những lưu ý cần thiết trong quá trình xử lý hậu kỳ
Hậu kỳ ảnh là gì? Tìm hiểu quy trình xử lý hậu kỳ và những lưu ý quan trọng giúp ảnh đẹp, chuyên nghiệp hơn cùng Huy Hoàng Digital. 
Chế độ manual mode là gì? Cách chụp chế độ manual mode cho người mới bắt đầu
Chế độ manual mode là gì? Cách chụp chế độ manual mode cho người mới bắt đầu
Tìm hiểu chế độ Manual Mode trong nhiếp ảnh là gì và cách sử dụng hiệu quả cho người mới bắt đầu. Huy Hoàng Digital hướng dẫn bạn làm chủ ánh sáng, khẩu độ, tốc độ và ISO để chụp ảnh chuyên nghiệp hơn với chiếc máy ảnh của mình.
Đóng
icon-zalo