Tất tần tật về cấu tạo ống kính máy ảnh và cách chọn mua

Một chiếc máy ảnh có chụp tốt hay hoạt động hiệu quả không thể thiếu một chiếc ống kính máy ảnh chất lượng. Ống kính máy ảnh chính là con mắt của máy ảnh ảnh hưởng đến việc bức ảnh cho ra có đẹp hay không. Tuy vậy, các nhiếp ảnh gia đã thực sự hiểu hết về cấu tạo ống kính máy ảnh? Đã biết về cách chọn một chiếc ống kính phù hợp nhất cho máy ảnh của mình? Tất tần tật về cấu tạo của chiếc ống kính máy ảnh sẽ được Huy Hoàng Digital chia sẻ trong bài viết hôm nay. 

Tác dụng của ống kính máy ảnh 

Ống kính máy ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc cho các tia sáng đi qua ống kính trước khi được rọi chiếu lên kính ngắm, bề mặt tấm phim của máy chụp phim hay bề mặt cảm biến cho ra các hình ảnh. Ngoài ra, ống kính máy ảnh cũng ảnh hưởng đến lượng sáng và chất lượng các tia sáng đi qua ống kính dẫn tới hình ảnh được tạo thành có chất lượng hay không. Điều này cũng đồng nghĩa với chất lượng của ống kính là lí do chính tác động đến chất lượng hình ảnh. Vì vậy chiếc ống kính máy ảnh có vai trò cực kỳ quan trọng để tạo thành một tấm ảnh hoàn chỉnh. Nó cũng đồng thời là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xử lý hình ảnh.

Tất tần tật về cấu tạo ống kính máy ảnh và cách chọn mua

Cấu tạo ống kính máy ảnh 

Thông thường một chiếc ống kính máy ảnh sẽ có các thông số và cấu tại sau: 

Độ dài tiêu cự 

Đây chính là yếu tố cần thiết nhất trong bất cứ ống kính máy ảnh nào - độ dài tiêu cự của nó. Độ dài tiêu cự sẽ ảnh hưởng đến việc bạn chọn loại ống kính nào và tùy vào từng đối tượng, hay mục đích nào có nhu cầu chụp. Độ dài tiêu cự thông thường sẽ dao động từ vài milimet đến hơn một mét và phổ biến với các nhóm như sau:

Độ dài tiêu cự của ống kính, loại và cách sử dụng: 

  • 8mm – 24mm: loại ống kính góc siêu rộng (mắt cá) thích hợp chụp ảnh toàn cảnh, bầu trời, nghệ thuật. 

  • 24mm – 35mm: loại ống kính góc rộng phù hợp chụp ảnh nội thất, kiến trúc, chụp ảnh phong cảnh. 

  • 35mm – 85mm (50mm common): ống kính tiêu chuẩn cho mục đích chụp ảnh chung. 

  • 85mm – 135mm: ống kính tele ngắn cho chụp ảnh chân dung hay ảnh chân thực (candid). 

  • 135mm – 300mm: ống kính tele trung bình cho ảnh cận cảnh thể thao, hành động. 

  • 300mm+: ống siêu tele thích hợp chụp ảnh thể thao nhìn từ xa, động vật hoang dã, thiên nhiên, thiên văn học. 

Hệ số cắt của ống kính 

Độ dài tiêu cự của ống kính máy ảnh thường được chỉ định với cảm biến 35mm “full-frame”. Đa số các dòng máy ảnh DSLR của người tiêu dùng và hầu hết các máy ảnh compact đều sử dụng cảm biến nhỏ hơn. Việc này dẫn đến tình trạng cắt xén các cạnh của bức ảnh khiến bức ảnh tạo ra được phóng to hơn so với cảm biến full-frame.

Ảnh hưởng của việc làm cắt xén này làm cho ống kính có độ dài tiêu cự dài hơn thực tế. Người dùng có khả năng tính toán “độ dài tiêu cự hiệu dụng” của ống kính thông qua cách nhân chiều dài tiêu cự thật với “hệ số cắt” của máy ảnh. Thường hệ số cắt điển hình là khoảng 1,5x, đồng nghĩa với một ống kính 50mm thật ra có độ dài tiêu cự hiệu dụng là 75mm khi lắp vào máy ảnh này.

Tất tần tật về cấu tạo ống kính máy ảnh và cách chọn mua

Điều này cần lưu ý với người dùng trước khi chọn mua bất cứ ống kính nào là hãy tìm hiểu hệ số cắt của máy ảnh và sử dụng nó để ước tính độ dài tiêu cự hiệu dụng của ống kính. Việc này để đảm bảo bạn có được ống kính mang lại hiệu quả mong muốn.

Khẩu độ 

Lượng ánh sáng được ống kính cho phép đi qua được quyết định bởi khẩu độ của ống kính. Thường, khẩu độ rộng hơn (hệ số f thấp hơn) sẽ được nhiều người yêu thích sử dụng hơn bởi bạn có thể chụp ảnh trong nhà và trong các tình huống khác với điều kiện ánh sáng tự nhiên không có nhiều hoặc không có hoàn toàn. Một máy ảnh có khẩu độ rộng cũng cho người dùng sử dụng tốc độ màn trập nhanh hơn, ảnh hưởng quan trọng đến việc chụp ảnh đối tượng chuyển động nhanh hoặc khi cầm máy ảnh bằng tay.

Tuy nhiên nhược điểm là ống kính càng có khẩu độ rộng thì chi phí càng tốn kém hơn so với ống kính thông thường. Nó thường đúng với ống kính tele dài, khẩu độ dài hơn có thể dễ dàng tăng gấp đôi giá của ống kính.

Cơ chế lấy nét 

Đa số các ống kính máy ảnh hiện nay đều được hiện đại hóa với cơ chế lấy nét tự động tích hợp nhằm giúp người dùng dễ dàng có được các hình ảnh sắc nét nhất. Một số ống kính máy ảnh chuyên dụng được ứng dụng hệ thống lấy nét thủ công nên trước khi chọn mua ống kính máy ảnh, người mua cần kiểm tra chắc chắn điều này.

Tất tần tật về cấu tạo ống kính máy ảnh và cách chọn mua

Cũng có những ống kính máy ảnh sử dụng hệ thống lấy nét tân tiến hơn nhằm thỏa mãn các nhu cầu cụ thể. Chế độ lấy nét tự động im lặng hữu ích cho chụp ảnh macro và candid để tránh việc âm thanh ống kính làm đối tượng được chụp bất ngờ hoảng sợ dẫn đến bức ảnh cho ra không được ưng ý. Ngoài ra, còn có thể lấy nét bên trong đồng nghĩa với việc mặt ngoài của ống kính vẫn ở trạng thái hoàn hảo để tận dụng được lợi ích trong chụp ảnh macro. 

Ổn định hình ảnh 

Thường với những trường hợp chụp ảnh ở tốc độ màn trập chậm bức ảnh của bạn sẽ dễ bị mờ do chuyển động của máy ảnh. Nên chức năng ổn định hình ảnh (IS) chính là biện pháp để làm giảm tốc độ này tạo ra bức ảnh sắc nét hơn và có thể dễ dàng chụp ở tốc độ chậm hơn mà không cần đến chân máy. Tính năng ổn định hình ảnh quang học cũng chính là đặc điểm vượt trội so với ổn định hình ảnh kỹ thuật số. Tuy vậy, chi phí cũng sẽ tốn kém hơn. 

Ống kính máy ảnh có tính năng ổn định hình ảnh cho nhiếp ảnh gia có thêm 2 đến 4 điểm phơi sáng, đồng thời thời gian phơi sáng sẽ dài hơn từ 4 đến 16 lần mà không làm tăng đáng kể độ mờ. Đặc điểm này cực kỳ hữu ích khi chụp trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc khi cầm ống kính tele.

Xem thêm: Chọn micro máy quay chuyên nghiệp tốt nhất hiện nay ở đâu

Để chọn được một chiếc ống kính máy ảnh phù hợp, người dùng nên xem xét kỹ lưỡng các yếu tố trên để phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như tài chính của bản thân. Chọn được một chiếc ống kính máy ảnh tốt nhất chính là cách để tạo ra những bức ảnh ưng ý và đẹp nhất cho bạn. 

Tin mới cập nhật
Sự khác nhau giữa ảnh raw và jpeg là gì?
Sự khác nhau giữa ảnh raw và jpeg là gì?
 Sau khi chụp, sản phẩm ảnh có thể được định dạng dưới file ảnh raw và jpeg. Vậy ảnh nào có chất lượng tốt hơn? Hãy cùng Huy Hoàng Digital tìm hiểu về chúng thông qua bài viết dưới đây ngay nhé!
Bật mí những kỹ thuật nhiếp ảnh tối giản cho người mới bắt đầu
Bật mí những kỹ thuật nhiếp ảnh tối giản cho người mới bắt đầu
Phong cách nhiếp ảnh tối giản được khá nhiều người theo đuổi bởi vẻ đẹp hiện đại nhưng vô cùng thời thượng.Hãy cùng Huy Hoàng Digital tìm hiểu ngay về ảnh phong cách tối giản thông qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu những thiết bị cần có khi setup phòng chụp ảnh
Tìm hiểu những thiết bị cần có khi setup phòng chụp ảnh
Nếu bạn đang muốn setup phòng chụp ảnh đẹp và chuyên nghiệp cho phòng studio mà chưa biết bắt đầu từ đâu. Hãy cùng Huy Hoàng Digital tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây ngay nhé!
Hướng dẫn cài tiếng việt cho máy ảnh canon đơn giản nhất
Hướng dẫn cài tiếng việt cho máy ảnh canon đơn giản nhất
Việc cài tiếng việt cho máy ảnh canon thường khá đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà. Hãy cùng Huy Hoàng Digital tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc về vấn đề này trong bài viết dưới đây ngay nhé!
Bật mí cách chụp cận cảnh rõ nét và đẹp mắt bạn cần biết
Bật mí cách chụp cận cảnh rõ nét và đẹp mắt bạn cần biết
Chụp cận cảnh hay chụp ảnh macro từ lâu không còn xa lạ những cần phải làm đúng kỹ thuật để có được bức ảnh đẹp. Hãy cùng Huy Hoàng Digital tìm hiểu các lưu ý khi chụp ảnh cận cảnh về thông qua bài viết dưới đây nhé!
Đóng
icon-zalo