Khi bạn đang muốn lựa chọn một chiếc chân máy ảnh thì chọn lựa theo đúng nhu cầu, tiềm năng sử dụng chắc chắn là những yếu tố đầu tiên để bạn xem xét. Tránh những trường hợp mua về nhưng thấy không hợp lý nên không thể sử dụng
Đối với những người chuyên chụp ảnh sản phẩm thì thông thường những bức ảnh sản phẩm được diễn ra trong điều kiện không gian kín hoặc các studio. Chính vì thế nên hiếm khi chịu tác động của thời tiết. Lúc đó bạn chỉ cần kiếm một chân máy ảnh đơn giản, đủ để nâng đỡ máy ảnh.
Trong khi đó với những nhiếp ảnh gia thích chụp thể thao và thiên nhiên hoang dã thì các chân máy đơn sẽ là lựa chọn tối ưu hơn bởi chúng có tính linh hoạt. Và hơn nữa, với các đối tượng chuyển động thì người chụp cũng phải thường di chuyển theo nên chân máy đơn đỡ vướng víu hơn nhiều so với chân máy ba chân.
Chính vì những lý do trên đây mà khá nhiều người khi bắt đầu sử dụng chân máy ảnh / tripod thường phân vân làm thế nào để chọn và mua được một chiếc chân máy ảnh ưng ý, tốt nhất. Để giải đáp được vấn đề này bạn hãy cùng Huy Hoàng tìm hiểu trong bài viết này nhé
1. Trọng lượng chân máy ảnh
Điều đầu tiên khi lựa chọn thiết bị này là bạn cần xem xét trọng lượng mà một chân máy có thể chịu được là bao nhiêu. Khi chưa quen sử dụng, nhiều nhiếp ảnh gia thường mắc sai lầm khi mua một chân máy chỉ có thể chịu được những loại công cụ nhẹ, không có khả năng kết hợp cùng thiết bị máy ảnh nặng. Chính vì thế mà khi có sự cố xảy ra có thể dẫn đến làm hỏng máy ảnh và ống kính.
Có một tips khi mua là bạn phải luôn đảm bảo rằng chân máy bạn muốn mua có thể hỗ trợ ít nhất 1,5 lần so với tổng trọng lượng của máy ảnh và ống kính nặng nhất của bạn.
Bỡi lẽ đôi khi bạn sẽ tạo áp lực lên máy ảnh của mình, thậm chí trong khi làm việc bạn phải đặt tay lên thiết lập thông số nếu bạn chụp với ống kính dài, điều này có thể làm tăng thêm áp lực xuống chân máy. Ngoài ra bạn cũng có thể lắp thêm đèn flash hoặc kẹp pin vào máy ảnh của mình trong tương lai chính vì thế mà bạn cần cân nhắc và xem xét kỹ càng đến trọng lượng chân máy ảnh khi chọn lựa
Xem thêm: Tấm hắt sáng – giải mã công cụ đắc lực của một nhiếp ảnh gia
2. Chiều cao chân máy ảnh
Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành bán phụ kiện máy ảnh, Huy Hoàng khuyên bạn nên mua một chân máy phù hợp với chiều cao của người chụp để hạn chế việc bạn phải cúi xuống nhìn vào khung ngắm.
Chân Máy Ảnh Tripod Weifeng 3520 tặng kẹp điện thoại
Khi bạn đặt máy ảnh lên chân máy ảnh, kính ngắm ở ngang tầm mắt của bạn là vị trí tốt nhất. Có một thực tế là sẽ không sao nếu chân máy cao hơn tầm mắt của bạn vì bạn luôn có thể điều chỉnh để chân ngắn hơn. Tuy nhiên, nếu chân máy thấp hơn nhiều so với tầm mắt của bạn, bạn sẽ phải cúi xuống thường xuyên hơn, điều này có thể gây bất tiện khi làm việc, đặc biệt là khi bạn đang chờ đợi khung cảnh nào đó ví dụ như thời khắc bình minh hay hoàng hôn…thì điều này thực sự rất cần thiết.
Bên cạnh đó, có một yếu tố khác bạn cần xem xét đến là chiều cao chân máy khi được gấp lại để có thể di chuyển dễ dàng hơn. Các nhiếp ảnh gia nên cân nhắc xem chân máy bạn chọn lựa có vừa với hành lý xách tay để mang theo hành trình của mình hay không.
3. Trọng lượng và kết cấu chân máy
Ngoài hai yếu tố bên trên thì trọng lượng là một yếu tố khá quan trọng khi chọn chân máy. Bạn có lẽ không muốn chân máy của mình quá nặng, bởi khi đó bạn sẽ có xu hướng để nó ở nhà, thay vì mang theo trên đường.
Chân máy ảnh nhẹ nhất được làm bằng vật liệu sợi carbon, chất liệu này cực kỳ bền, ổn định và không bị gỉ. Ngoài ra nguyên liệu tốt nhất tiếp theo là nhôm, nặng hơn sợi carbon. Ngày nay hầu hết các chân máy ảnh rẻ hơn được làm bằng nhôm. Bạn cũng có thể tìm thấy chân máy ảnh được làm bằng thép không gỉ, nhưng chúng thường được sử dụng cho thiết bị video và quá nặng để sử dụng thường xuyên.
Về cấu trúc, chân máy ảnh gồm có hai phần chính đó là: phần chân đứng và phần đế để giúp gắn máy ảnh vào. Đặc biệt, phần chân đứng có 3 càng xoạc, giúp thay đổi độ dài hoặc góc chụm tùy ý. Phần đầu gắn với máy ảnh sẽ được chia làm hai loại: loại thứ nhất là có cần tinh chỉnh và loại thứ hai là xoay tự do, tùy vào mục đích sử dụng.
Chân Máy Ảnh Chuyên Nghiệp Tripod Beike Q999S - Hàng Nhập Khẩu
4. Sự ổn định của chân máy ảnh
Có một điều khiến các bạn mới sử dụng chân máy có thể nhầm lẫn là một chân máy nặng không phải lúc nào cũng có nghĩa là nó ổn định. Có rất nhiều hệ thống chân máy nặng và bền, nhưng lại thiếu độ ổn định cần thiết khi sử dụng trong các điều kiện thời tiết khác nhau.
Khi một giá ba chân được thiết lập hoàn chỉnh, nó không chỉ phải chịu được gió mà còn cả những va đập trong khi thực hiện bức hình. Bạn luôn cần đảm bảo rằng máy ảnh và ống kính của mình cân bằng trên giá ba chân thay vì nghiêng về một hướng, vì bạn có thể làm hỏng thiết bị của mình nếu đầu không được vặn chặt hoàn toàn hoặc nếu mặt trước lớn hơn mặt sau.
Xem thêm: Top 4 lý do chân máy ảnh giúp “nâng trình” bức ảnh có thể bạn không biết
Trên đây là một số chia sẻ đúc rút từ kinh nghiệm thực tế nhiều năm trong ngành phụ kiện máy ảnh của Huy Hoàng. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích với các bạn, nếu bạn đang có nhu cầu mua mà còn phân vân thì đừng ngần ngại liên hệ với Huy Hoàng Digital để sắm ngay cho mình chiếc chân máy ảnh làm “ công cụ hỗ trợ đắc lực” nha !!!