Hướng dẫn chọn thiết bị phòng chụp ảnh chuyên nghiệp

Để set up một studio hay một phòng chụp ảnh cần rất nhiều chi phí và công sức. Điều đó không dừng lại ở khoản đầu tư thiết bị chủ lực là một máy ảnh chuyên nghiệp, một vài ống kính và các chân máy ảnh và đèn flash. Có rất nhiều thiết bị nhỏ nhưng luôn cần có trong bất kỳ một phòng chụp ảnh nào. Dưới đây Huy Hoàng Digital cung cấp một vài lưu ý khi chọn thiết bị phòng chụp, hãy theo dõi nhé.

 Ống kính (lens)


• Chụp ảnh studio thường không đòi hỏi phải xóa phông cao nên không nhất thiết phải sử dụng các ống kính có khẩu độ mở lớn như f/1.4 hay f/2.8.
• Các ống có khẩu độ mở tối đa f/3.5, f/4 đều hoạt động tốt trong studio.
• Phòng ảnh loại lớn kết hợp với thân máy toàn khổ FX có thể sử dụng thuận tiện với đủ loại ống kính, nhất là các ống có tiêu cự tầm trung như 70-200mm.

Hướng dẫn chọn thiết bị phòng chụp ảnh chuyên nghiệp


• Phòng ảnh cỡ nhỏ, kết hợp với chơi thân máy cảm biến cúp nhỏ APS-C/DX (ví dụ 1.5x Nikon, 1.6x Canon) cần có ống kính góc rộng hơn, tiêu cự ngắn như 24mm, 35mm hay 50mm. Tuy nhiên góc không nên rộng hơn nữa (như 17mm hay 18mm) do các ống góc siêu rộng thường có độ cầu sai lớn, gây hiện tượng méo ảnh, làm lệch lạc đáng kể tỷ lệ người và khuôn mặt khi phải chụp gần, làm ảnh mất tự nhiên.

• Mặc dù chụp trong studio luôn có thể sử dụng chân máy đặt máy chụp cố định, bảo đảm triệt tiêu hiện tượng rung tay máy, các ống kính có chống rung cũng rất hữu dụng và cho phép chụp cầm tay di chuyển linh hoạt hơn, tạo thuận lợi chụp ở góc máy bất kỳ.
Cấu hình tối thiểu: Ống cố định 35mm và 50mm, hoặc ống zoom 24-70mm
Cấu hình mạnh: Ống cố định 35mm, 50mm, 85mm; ống zoom 24-70mm, 70-200mm

Đèn ảnh và phụ kiện (flash & accessories)

• Yếu tố quan trọng nhất của một studio là hệ thống đèn ảnh gắn hộp tản sáng (soft-box) hay các loại ô hắt sáng và tản sáng (relecting & shoot-through umbrellas).
• Có thể sử dụng các tấm hắt sáng (reflectors).
• Cần có các hộp tản sáng cỡ nhỏ (chụp cận cảnh khuôn mặt và nửa người) và cỡ lớn (chụp toàn thân).
• Cần có ô hắt sáng để điều chỉnh diện tích hắt sáng, khống chế khoảng sáng hậu cảnh (trên phông).
• Mỗi đèn cần có chân đứng (tripod), củ nối đèn với chân đèn kèm lỗ cắm ô, gá đèn.

Hướng dẫn chọn thiết bị phòng chụp ảnh chuyên nghiệp

• Mỗi đèn cần có bộ kích nổ có dây hoặc không dây (để chủ động di chuyển).
• Kích nổ cần đạt đồng bộ tối đa (flash sync speed) 1/250s hoặc cao hơn để chụp bắt nét khi chủ thể chuyển động tạo dáng. Kích nổ càng nhiều kênh càng tốt để từ một bộ phát (transmitter) đồng thời điều khiển được nhiều bộ nhận (receiver) gắn ở các đèn khác nhau.
• Có thể sử dụng củ nhại (slave) ăn theo đèn chính.
• Có thể sử dụng các đèn flash thông thường hoặc đèn chuyên dụng chụp studio có công suất lớn hơn và ăn thẳng vào điện nguồn sẽ khỏe hơn và giảm thời gian chờ đợi nạp đầy sau mỗi lần chụp.
Cấu hình tối thiểu (3 đèn): 1 hộp tản sáng nhỏ, 1 hộp tản sáng lớn, 1 ô hắt sáng, 1 ô tản sáng. Trong trường hợp này, 2 đèn gắn gắn cố định với hộp tản sáng, 1 đèn dùng linh hoạt tạo bóng tóc, khống chế ánh sáng phông dùng với ô hoặc không ô (bố trí trên cao hoặc phía sau chủ thể), 2 tấm phản quang.
Cấu hình mạnh (6 đèn): 2 hộp tản sáng nhỏ, 2 hộp tản sáng lớn (một hộp vuông to, một hộp hình chữ nhật dài nhỏ), 1 đèn bóng tóc (gắn ô), 1 đèn khống chế ánh sáng phông (gắn hoặc không gắn ô). Một số đèn thông thường có chụp đèn lọc màu các màu khác nhau (đỏ, vàng, v.v…). Ghi chú: Để thuận tiện và đỡ mất công di chuyển đèn, có thể lắp 3 lớp đèn, mỗi lớp 8 đèn lắp chia đều 4 góc và giữa mỗi cạnh: Lớp dưới cùng cách mặt đất khoảng 70cm, lớp 2 cao khoảng 1.80m và lớp 3 cao khoảng 3m gắn kèm theo hệ thống công tắc bật tắt từng đèn.

Thiết bị phụ trợ

Chân đèn

Thiết bị này đơn giản chỉ là giữ đèn studio. Thiết bị nên có để giữ trọng lượng ánh sáng của bạn cố định. Thông thường bạn nên sử dụng loại chân đèn trên 1m8 để chịu lực đèn kèm softbox và đủ chiều cao cho nhiều mục đích chụp khác nhau. Bạn nên có ít nhất trên 3 chân đèn cho phòng studio của mình.

Tay Boom

Một cánh tay đòn là một giá đỡ nhẹ mà bạn có thể định vị ở bất kỳ góc nào trong studio, giữa hoàn toàn thẳng đứng và hoàn toàn ngang. Điều này rất hữu ích để làm cho đèn của bạn lên cao và cũng để đặt ánh sáng của bạn ở các góc mà một chân đèn truyền thống không làm được.

Giá đỡ tấm phản quang (Reflector Stand)

Hướng dẫn chọn thiết bị phòng chụp ảnh chuyên nghiệp

Giá đỡ chuyên dụng để giữ cố định tấm phản quang cố định.

Phông nền

Phông nền có thể là giấy hoặc vải.  Tùy theo diện tích phòng chụp. Kích thước đủ cho phòng studio là trên 2m2, màu phông nền thường sử dụng nhiều nhất là, trắng, đen, xanh biển… Trong quá trình hoạt động, thiếu màu nào mua bổ sung thêm màu đó, tránh tình trạng mua nhiều không dùng.

Giá và khung treo phông nền

Bất kỳ thiết bị nào có thể sử dụng để giữ phông nền cố định, có thể gắn giá treo cố định trên tường, hoặc sử dụng hai chân đèn lớn cỡ trên 2m2 để treo phông nền, nên sử dụng chân đèn dạng inox chịu lực tốt hơn chân sắt và nhôm.

Xem thêm: Bạn đã hiểu đúng về ngàm chuyển Viltrox EF-EOS M2 hay chưa?

Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết trên hữu ích với bạn. Giúp bạn lựa chọn được những thiết bị cho phòng chụp của mình.

 

 

Tin mới cập nhật
Top 10+ những địa điểm chụp ảnh cưới ngoại cảnh sài gòn cặp đôi nhất định phải biết
Top 10+ những địa điểm chụp ảnh cưới ngoại cảnh sài gòn cặp đôi nhất định phải biết
Sài Gòn - thành phố sôi động và năng động, không chỉ nổi bật với những con phố tấp nập mà còn là nơi sở hữu vô vàn những địa điểm chụp ảnh cưới ngoại cảnh tuyệt vời. Nếu bạn đang tìm kiếm những địa điểm chụp ảnh cưới ngoại cảnh sài gòn, không thể bỏ qua những gợi ý dưới đây từ Huy Hoàng Digital.
Bật mí các tư thế yoga đẹp để chụp ảnh chị em không thể bỏ qua
Bật mí các tư thế yoga đẹp để chụp ảnh chị em không thể bỏ qua
Yoga không chỉ là một phương pháp tuyệt vời để cải thiện sức khỏe, tinh thần mà còn là nguồn cảm hứng vô tận cho những bức ảnh đẹp và nghệ thuật. Dù bạn là một người mới bắt đầu hay là một yogi lâu năm, những tư thế yoga đẹp không chỉ giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh mà còn là những khoảnh khắc tuyệt vời để lưu lại trong những bức ảnh ấn tượng. Trong bài viết này, Huy Hoàng Digital sẽ bật mí cho bạn các tư thế yoga đẹp để chụp ảnh mà chị em không thể bỏ qua.  
Mách nàng 99+ cách tạo dáng chụp ảnh áo dài siêu đẹp
Mách nàng 99+ cách tạo dáng chụp ảnh áo dài siêu đẹp
Áo dài luôn là biểu tượng của nét đẹp dịu dàng, thanh lịch của người phụ nữ Việt Nam. Khi khoác lên mình tà áo dài, ai cũng mong muốn có những bức ảnh lưu lại khoảnh khắc tuyệt vời nhất. Để giúp bạn có những bức hình "để đời," dưới đây là 99+ cách chụp ảnh áo dài đẹp và tinh tế. Từ phong cách truyền thống đến hiện đại, bài viết này sẽ là người bạn đồng hành hoàn hảo để bạn tự tin hơn khi chụp ảnh áo dài.
Hyperfocal distance là gì? Cách xác định hyperfocal distance chính xác nhất
Hyperfocal distance là gì? Cách xác định hyperfocal distance chính xác nhất
Hyperfocal Distance là một khái niệm có thể khiến nhiều người mới bắt đầu và thậm chí cả những nhiếp ảnh gia giàu kinh nghiệm cảm thấy khó khăn. Huy Hoàng Digital sẽ giúp bạn khám phá Hyperfocal Distance là gì và cung cấp những phương pháp đơn giản để xác định khoảng cách siêu nét, giúp bạn tạo ra những bức ảnh sắc nét nhất có thể
Tintype là gì? Cách tạo ra bức ảnh tintype siêu đẹp trong nhiếp ảnh
Tintype là gì? Cách tạo ra bức ảnh tintype siêu đẹp trong nhiếp ảnh
Tintype là một kỹ thuật nhiếp ảnh cổ điển và độc đáo, giúp tái hiện vẻ đẹp vượt thời gian qua từng bức ảnh. Tintype cho phép người chụp lưu giữ lại khoảnh khắc với cảm giác chân thực và cổ điển đặc biệt. Trong bài viết này, Huy Hoàng Digital sẽ cùng bạn khám phá kỹ thuật tintype, từ cách thức hoạt động đến quy trình tạo ra những bức ảnh tintype đẹp mê hoặc.
Đóng
icon-zalo